Đang thực hiện Đang thực hiện

Làm quen với hai biện pháp an toàn lao động phổ biến ở Nhật Bản

03:49 05/04/2017

Chúng ta đều biết an toàn lao động là bài toán đau đầu đối với nền kinh tế non trẻ của Việt Nam. Chúng ta thường đổ lỗi cho cơ sở hạ tầng nghèo nàn, không tương thích với nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế khiến Việt Nam thường xuyên có tên trong các danh sách yếu kém về an toàn lao động.

Làm quen với hai biện pháp an toàn lao động phổ biến ở Nhật Bản

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu độc lập thì nguyên nhân lớn nhất dẫn đến mất an toàn lao động chính là sự hiểu biết và mức độ cảnh giác của người lao động. Một trong các than phiền mà chúng tôi nhận được thường xuyên nhất từ các đối tác Nhật Bản chính là: “nhận thức của người lao động Việt Nam về an toàn lao động rất kém”.

 

 

Do đó, để tránh cho các bạn một cú sốc văn hóa, giúp các bạn điều chỉnh tốt hơn thái độ và thích nghi nhanh hơn với môi trường làm việc tại Nhật, Công ty cổ phần phát triển dicị vụ C.E.O giới thiệu đến bạn 2 trong số các phương pháp đảm bảo an toàn lao động được các xí nghiệp Nhật Bản tin dùng:

 

Phương pháp Kizen Yochi (KY): 

 

Ý tưởng về KY được ra đời năm 1974 với nội dung chính là dự đoán các tình huống nguy hiểm và đưa ra giải pháp tối thiểu hóa nguy hiểm đó. Trải qua gần nửa thế kỷ được áp dụng và điều chỉnh trong thực tế, ngày nay KY đã trở thành biện pháp đảm bảo an toàn lao động được sử dụng phổ biến nhất tại Nhật Bản. KY đóng vai trò rất lớn trong thành công đáng ngạc nhiên của Chính phủ Nhật Bản về giảm thiểu tối đa tai nạn lao động, từ 6.712 ca năm 1961 xuống còn 1.514 ca năm 2005.

 

Ngoài ra, do ra đời trong thời kỳ nước Nhật bùng nổ kinh tế nên phương pháp KY còn khá gần gũi với thực trạng tại Việt Nam, chứa đựng nhiều yếu tố mà các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi, giúp người lao động của chúng ta làm quen nhanh hơn.

 

Theo đó, KY đưa ra dự đoán về các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn trong một công việc cụ thể và đồng thời đưa ra giải pháp thiết thực nhất để giải quyết nguy hiểm đó.  

 

Những tình huống mà KY dự đoán có thể xem chừng không đáng quan tâm như “vấp ngã khi di chuyển”, các giải pháp đưa ra rất đơn giản như “không bỏ tay vào túi quần” nhưng tất cả đều được viết ra cụ thể, đọc lớn cho tất cả những người liên quan được nghe, tránh bỏ sót. 

 

 

Phương pháp KY đòi hỏi sự tham gia xây dựng từ những người trực tiếp thực hiện công việc. Vậy nên việc thực hiện một bảng phân tích KY có thể sẽ trở thành công việc hàng ngày, trước mỗi ca làm việc ở Nhật của bạn.

 

Ngoài ra, mục đích của KY là phổ biến những biện pháp an toàn tới càng nhiều người càng tốt. Vì thế, sẽ có những lúc trưởng nhóm yêu cầu tất cả các thành viên phải cùng chú ý và làm những động tác nhằm ghi nhớ như chỉ tay vào một đối tượng và hô to một điều gì đó. Việc này có tác dụng nhắc nhở liên tục về nguy hiểm, khiến trí óc bạn luôn tỉnh táo và ý thức rõ ràng trước khi thao tác.

 

Những biện pháp đảm bảo an toàn lao động theo phương pháp KY thường cụ thể đến mức tiểu tiết, khiến bạn cảm thấy mất thời gian song mục tiêu chính là để bảo vệ bạn khỏi tai nạn. Mà tai nạn thì ít khi xảy ra cho nên bạn nhất định không được chủ quan kẻo hối tiếc khi đã muộn!     

                   

Phương pháp 5S

 

5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc, có thể áp dụng cho người quản lý hoặc mỗi cá nhân, đa phần được các văn phòng ưa dùng. 5S là viết tắt của 5 từ trong tiếng Nhật gồm: Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc), và Shitsuke (Sẵn sàng).

 

Nhà xưởng gọn gàng giúp giảm nguy cơ tai nạn lao động một cách đáng kể

 

Bước 1 – Sàng lọc: có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự. Bước này yêu cầu bạn phải phân loại những đồ đạc thành những thứ cần thiết, không cần thiết, phải loại bỏ hay có thể tích trữ hoặc tái sử dụng.

 

Bước 2 – Sắp xếp: Ở bước này, bạn cần tổ chức, xếp đặt những vật dụng cần thiết theo một trật tự thích hợp nhất nhằm tối thiểu hóa thời gian tìm kiếm, di chuyển, từ đó tối đa hóa năng suất lao động.

 

Bước 3 – Sạch sẽ: Sau khi đã sắp xếp thành công, bạn cần duy trì sự sắp đặt đó cùng với hiệu quả của nó bằng cách giữ gìn vệ sinh. Bước này không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe khi làm việc mà còn giúp duy trì năng suất lao động và hiệu quả của máy móc.

 

Bước 4 – Săn sóc: tức thường xuyên bảo dưỡng máy móc, cập nhật và nâng cấp các hệ điều hành nhằm duy trì và nâng cao chất lượng công việc cũng như năng suất lao động.

 

Bước 5 – Sẵn sàng: tức là rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi thành viên của tập thể cùng tham gia xây dựng và bảo vệ môi trường làm việc chung.

 

Tóm lại, an toàn lao động là vấn đề được người Nhật cực kỳ quan tâm và các xí nghiệp tại Nhật thì thực hiện vô cùng nghiêm túc. Do đó, để không gây ấn tượng xấu với người quản lý về ý thức của người lao động Việt Nam, CEO Dịch vụ khuyên các bạn hãy đối xử với các quy tắc an toàn lao động bằng tinh thần nghiêm túc và ham học hỏi! Chúc các bạn thành công!

Để lại comment

Mã NTMua vàoBán ra

Họ và tên:
Giới tính:
Quốc gia làm việc:
Vùng làm việc:
Nghành nghề:
Thời hạn hợp đồng:
Trình độ:
Email:
Điện thoại:
Mã xác nhận
 
 
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN C.E.O
Địa chỉ: Tầng 12, Tháp CEO, Đường Phạm Hùng, Hà Nội
Copyright © 2017 Công ty cổ phần phát triển dịch vụ CEO.

PHÒNG TUYỂN DỤNG NHẬT BẢN
Đặng Minh Tuyến - Phòng tuyển dụng Nhật Bản
Mobile: 0915 154 292

0915154292